Cái kết có hậu cho những 'đôi đũa lệch' Kinh doanh Thanh Niên

Cái kết có hậu cho những 'đôi đũa lệch' Kinh doanh Thanh Niên

Vietcombank, Vietinbank, SHB... đã và đang hái quả ngọt từ “cuộc hôn nhân” tái cơ cấu, sáp nhập diễn ra ầm ĩ suốt thời gian qua. Theo các chuyên gia, giai đoạn 1 (2011 - 2014) của Đề án 254 dần khép lại với những kết quả khá tích cực, với những cuộc "hôn nhân" thông qua mua bán, sáp nhập vô tiền khoáng hậu. Trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tập trung vào xử lý các ngân hàng thuộc dạng yếu kém, nhằm loại bỏ những "mắt xích" có nguy cơ đổ vỡ. SHB và cuộc "hôn nhân" đầy bí ẩn Tiên phong cho quá trình tái cơ cấu đầy khốc liệt này là cuộc "hôn nhân" đầu tiên trong lịch sử giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Habubank - một cặp đôi từng được ví như "đôi đũa lệch", làm tốn không ít giấy mực của báo chí. Năm 2012, gánh nặng lớn nhất nằm ở nợ xấu chuyển giao, đặc biệt ở những "nút thắt" Vinashin và Bianfishco. Trước khi sáp nhập, nợ xấu SHB chỉ 2,67%. Nhận Habubank, nợ xấu đột biến lên tới 8,52%. Ngay trong năm 2012, ngân hàng sau sáp nhập có lợi nhuận trước thuế 1.825 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế và sau khi bù đắp lỗ lũy kế của Habubank chỉ còn 26 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ mức 8,52% khi nhận sáp nhập, nợ xấu SHB đến 30.9.2015 đã giảm xuống còn 2,38%; các tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả đều trên mức quy định của NHNN. Đặc biệt, sau khi xử lý các vấn đề nội tại, gắn với chuyển biến của thị trường, tín dụng của SHB tăng mạnh. Quy mô tổng dư nợ từ 56.940 tỉ đồng năm 2012 đã tăng lên tới 122.567 tỉ đồng tại thời điểm 30.9.2015, giúp thu nhỏ tỷ lệ nợ xấu. Xem thêm Visa du học Úc SHB mất 3 năm để xử lý gánh nặng nợ xấu sau sáp nhập Habubank nhưng đổi lại, quy mô từ sáp nhập liên tục tăng, giúp SHB lọt vào top 5 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng tài sản hơn 183.000 tỉ đồng, thị phần và nền tảng khách hàng cũng mở rộng nhanh chóng. Vietcombank lặng lẽ vươn lên hàng đầu Không ồn ào, nhưng Vietcombank - một "đại gia" thực sự trong hệ thống vẫn âm thầm từng bước hỗ trợ và tự tái cơ cấu. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cùng nền tảng chi nhánh, nhân lực và quản trị chuyên nghiệp, Vietcombank làm "bà đỡ" cho Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng (VNCB) vượt qua sóng gió. ống luồn dây điện Vanlock Được "thay da, đổi thịt", Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng (CBBank) phục hồi thanh khoản, lấy lại được niềm tin của các khách hàng. Hiện nhà băng có lịch sử 52 năm thành lập với vốn chủ sở hữu 45.830 tỉ đồng, tổng tài sản 576.530 tỉ đồng. Về mạng lưới có gần 500 điểm giao dịch, gần 2.500 máy ATM trên toàn quốc, phục vụ hơn 9,5 triệu khách hàng với 14.000 cán bộ, nhân viên. Theo NHNN, từ năm 2011 đến nay, số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm 17 đơn vị thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép. Trong đó có 9 thương hiệu ngân hàng đã không còn trên thị trường là DaiABank, Habubank, Ficombank, PGBank, VietNam Tin Nghia Bank, Westernbank, MDBank, MHB và Southernbank. Theo lộ trình tái cơ cấu, NHNN đặt mục tiêu đến năm 2017, số lượng các ngân hàng sẽ giảm xuống còn khoảng 20 đơn vị có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh. ống luồn dây điện Do vậy trong thời gian tới, sẽ còn nhiều thương hiệu ngân hàng biến mất khỏi thị trường thông qua các thương vụ mua bán, sáp nhập. Sau lần thanh lọc này, hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ trở nên lành mạnh hơn.
Trong năm 2015, thương vụ mở đầu sáp nhập của nhóm ngân hàng quốc doanh là cặp đôi BIDV - MHB đã hoàn tất, BIDV được ví như "hổ mọc thêm cánh". Sau khi bổ sung nguồn lực, BIDV nâng tổng tài sản lên trên 700.000 tỉ đồng, vốn điều lệ cũng tăng lên trên 34.000 tỉ đồng, mạng lưới kênh phân phối mở rộng lên gần 1.000 điểm trên cả nước. Tiếp đó, sự kết hợp giữa Maritime Bank và MDB cũng là sự tận dụng nguồn lực đôi bên để phát triển toàn diện. Sau sáp nhập, Maritime Bank đã có tổng tài sản lên tới 111.753 tỉ đồng, vốn điều lệ 11.750 tỉ đồng, mạng lưới giao dịch khoảng 300 điểm.
 

Tiêu Phong


dịch vụ định cư du học mỹ

Xem thêm Chia sẻ, công tắc Sino, ống luồn dây điện Vanlock

Previous
Next Post »